Về điều này, Bộ GD-ĐT cho hay, giáo viên mầm non thực hiện việc việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp 1.
Lao động của người giáo viên mầm non có những đặc thù riêng biệt, mang trách nhiệm của người thiết kế và tổ chức các hoạt động bảo vệ, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, đặt nền móng vững chắc để hình thành và phát triển nhân cách cho con người sau này.
Bên cạnh đó, đối tượng mà giáo dục mầm non hướng tới là trẻ nhỏ, lứa tuổi còn rất non nớt và đang trong giai đoạn phát triển với tốc độ nhanh. Vì vậy, giáo viên mầm non chịu nhiều khó khăn, áp lực trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Theo Bộ GD-ĐT, bộ luật Lao động đã quy định người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì được hưởng lương hưu; những người lao động bị suy giảm khả năng lao động, làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo thuộc danh mục do Chính phủ quy định có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn so với quy định.
Trong thời gian qua, Bộ GD-ĐT đã nhận được ý kiến của nhiều địa phương, của cử tri cũng như đại biểu Quốc hội đề nghị giáo viên mầm non cần được nghỉ hưu sớm hơn quy định hiện nay do đặc thù nghề nghiệp.
Năm 2020, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã tổ chức thăm dò ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên mầm non trực tiếp giảng dạy. Kết quả, có tới 96% người chọn tuổi nghỉ hưu là 55 tuổi, chỉ có 4% chọn tuổi nghỉ hưu là 60 tuổi. Như vậy, việc đề xuất cho giáo viên mầm non nghỉ hưu sớm là xuất phát từ nhu cầu chính đáng của giáo viên mầm non, nhu cầu được nghỉ ngơi sau nhiều năm cống hiến cho giáo dục mầm non.
Hiện nay, Bộ LĐ-TB&XH đang nghiên cứu, xây dựng thông tư ban hành Danh mục bổ sung nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Trên cơ sở đặc thù của ngành học mầm non, Bộ GD-ĐT đã có ý kiến đề nghị Bộ LĐ-TB&XH bổ sung vào danh mục đối với giáo viên mầm non.
Nếu được bổ sung vào danh mục ngành nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có căn cứ để đề xuất tuổi nghỉ hưu sớm đối với giáo viên mầm non.
Một số ý kiến đề nghị có chế độ trông trưa; làm việc ngoài giờ; hỗ trợ giáo viên mầm non dạy điểm trường lẻ, dạy tăng cường tiếng Việt.
Về nội dung này, Bộ GD-ĐT cho hay, hiện tại, chế độ làm việc của giáo viên mầm non thực hiện theo quy định tại Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT ngày 25/10/2011 của Bộ GD-ĐT. Theo đó, đối
với giáo viên dạy các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo học 2 buổi/ngày, mỗi giáo viên dạy trên lớp đủ 6 giờ/ngày và thực hiện các công việc chuẩn bị cho giờ dạy trên lớp cũng như các công việc khác do hiệu trưởng quy định để quy đổi đảm bảo làm việc 40 giờ/tuần.
Bên cạnh đó, chính sách đối với giáo viên mầm non dạy lớp ghép, tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số thực hiện theo quy định tại Nghị định 105/2020/NĐ-CP ngày 08/9/2020 quy định chính sách phát triển giáo dục mầm non (Điều 7). Đồng thời, khoản 3 Điều 4 Nghị định 105/2020/NĐ-CP cũng quy định về việc hỗ trợ kinh phí tổ chức nấu ăn cho trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non công lập ở xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo, xã thuộc vùng khó khăn.
Theo Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập, đối với đơn vị đang thiếu số lượng giáo viên theo phê duyệt của cấp có thẩm quyền hoặc đơn vị có giáo viên nghỉ ốm, nghỉ thai sản theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội hoặc đi học tập, bồi dưỡng, tham gia đoàn kiểm tra, thanh tra và tham gia những công việc khác do cấp có thẩm quyền phân công, điều động phải bố trí giáo viên khác dạy thay thì thời gian giáo viên mầm non dạy thêm giờ so với định mức quy định được tính để thanh toán tiền lương dạy thêm giờ.
Ngoài ra, nhiều địa phương đã ban hành chính sách đặc thù riêng hỗ trợ thêm cho giáo viên mầm non để giúp giáo viên có mức thu nhập tương xứng hơn với thời gian lao động thực tế. Đồng thời, ở những nơi có điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi, việc xã hội hóa giáo dục mầm non đã được triển khai trên cơ sở thỏa thuận với cha, mẹ trẻ để chi trả tiền ăn bán trú, giữ trẻ ngày Thứ Bảy, học ngoài giờ chính khóa…
Bộ GD-ĐT cho biết, hiện, Bộ đang nghiên cứu, điều chỉnh Chương trình giáo dục mầm non. Sau khi Chương trình giáo dục mầm non được điều chỉnh và ban hành chính thức, Bộ sẽ có những đánh giá tổng thể để có những đề xuất, điều chỉnh các quy định về chế độ, chính sách có liên quan đến giáo viên mầm non để bảo đảm quyền lợi cho đội ngũ.
Trước mắt, Bộ GD-ĐT đề nghị giáo viên có kiến nghị trực tiếp với địa phương để có thêm chính sách đặc thù hỗ trợ cho giáo viên mầm non.
Bà Nguyễn Thị Liễu, Phó Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội, cho hay, tình trạng biên chế thiếu giáo viên là vấn đề xảy ra nhiều năm nay, là vấn đề bức xúc của các cơ quan, đơn vị và Sở Nội vụ cũng đã tham mưu nhiều giải pháp.
Hiện nay, số biên chế giáo dục được giao năm 2023 là 97.594; số hiện có là 90.675 và chưa sử dụng là 6.919. Với số thiếu 6.919 biên chế này, các đơn vị cũng đã rất tích cực trong việc tuyển dụng viên chức trong thời gian qua. Tuy nhiên, việc chưa sử dụng số biên chế này do 2 lý do.
Lý do thứ nhất, tuyển dụng chưa đạt chỉ tiêu được giao, như có những đơn vị, số ứng viên trúng tuyển chỉ đạt 75%. Thứ hai, các đơn vị được giữ lại tỉ lệ tinh giản biên chế 2% theo lộ trình. Đó là những lý do mà còn biên chế nhưng chưa được tuyển.
Ngoài ra, theo bà Liễu, số biên chế này vẫn thiếu nếu so với định mức của Bộ GD-ĐT quy định. Sở Nội vụ Hà Nội cũng đã báo cáo Trung ương giao bổ sung chỉ tiêu.
“Ngay sau khi được giao chỉ tiêu, Sở Nội vụ đã trình HĐND TP Hà Nội phân bổ cho các đơn vị theo đúng tỉ lệ 30% tương ứng cho các quận, huyện thiếu và các đơn vị đã sử dụng có hiệu quả”, bà Liễu nói.
Theo bà Liễu, năm học 2023-2024, theo thống kê thiếu 10.915 giáo viên, Sở Nội vụ đã tham mưu TP báo cáo Trung ương giao 8.900 chỉ tiêu và đang được xem xét. “Sở sẽ tiếp tục bám sát các cơ quan, bộ, ngành để tham mưu, tổng hợp, để làm sao đảm bảo chỉ tiêu bổ sung tối đa”.
Đại diện Sở Nội vụ Hà Nội cho biết, thời gian qua, Sở cũng đã tham mưu TP ban hành quy định phân cấp cho thủ trưởng các sở, ngành, quận, huyện được chủ động trong công tác tuyển dụng viên chức; cân đối biên chế viên chức trong toàn TP, trong đó ưu tiên cho giáo dục.
“Tuy nhiên, từ năm 2022-2023, không thể cân đối được nữa, nên Sở Nội vụ đã tham mưu cắt giảm cơ học 2% biên chế giáo dục. Giai đoạn này thực sự khó khăn cho ngành giáo dục”, bà Liễu thông tin.
Theo bà Liễu, trước những khó khăn về tình trạng thiếu giáo viên, Sở Nội vụ đang tham mưu và triển khai cùng Sở GD-ĐT nhiều giải pháp. Như tham mưu HĐND TP ban hành Nghị quyết về việc bổ sung chỉ tiêu lao động hợp đồng đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
Theo đó, các đơn vị tự chủ dưới 10% được ký 70% hợp đồng lao động trong chỉ tiêu biên chế thiếu do định mức được giao. Các đơn vị tự chủ trên 70% được chủ động ký hợp đồng lao động từ nguồn thu.
“Cơ chế này đã tháo gỡ được một số khó khăn cho các đơn vị. Nghị quyết 18 giao 3.112 chỉ tiêu lao động hợp đồng năm 2023 cho các cơ sở. Hiện nay, các cơ sở cũng đã tiến hành ký hợp đồng lao động với giáo viên để đáp ứng yêu cầu của năm học mới. Đồng thời, chúng tôi cũng hướng dẫn các đơn vị ký hợp đồng với một số vị trí như nhân viên y tế ở các cơ sở, trạm y tế hay giáo viên thỉnh giảng theo tiết với một số bộ môn còn thiếu giáo viên. Đây là những giải pháp mà các đơn vị đang triển khai rất hiệu quả”.
Cùng đó, Sở Nội vụ cũng phối hợp với Sở GD-ĐT đề xuất giải pháp nâng mức tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp giáo dục - đào tạo. “Năm 2023, Sở GD-ĐT đã chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và Sở Nội vụ tham mưu UBND TP trình HĐND TP ban hành Nghị quyết quy định giá dịch vụ giáo dục tạm thời để thực hiện thí điểm đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập sử dụng ngân sách nhà nước của TP Hà Nội.
Đến nay, qua thống kê, có 296 đơn vị đăng ký thí điểm năm học 2023-2024, trong đó, 118 trường thuộc Sở GD-ĐT, 178 trường thuộc các quận, huyện, thị xã.
Theo cơ chế này, năm 2023, các đơn vị sẽ nâng mức tự chủ; năm 2024, các đơn vị sẽ tự chủ chi thường xuyên và khi đó gần 15 nghìn người sẽ chuyển hưởng lương từ ngân sách nhà nước sang hưởng lương tự chủ. Sau thí điểm, nếu được triển khai chính thức, đơn giá này được triển khai diện rộng, giải pháp này sẽ được thực hiện căn cơ và giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu giáo viên.
“Giải pháp tiếp theo là cho phép các quận, huyện, thị xã tiếp tục được tuyển dụng giáo viên. Với một số môn học không tuyển được hoặc giáo viên chưa đạt chuẩn, chúng tôi tham mưu UBND TP Hà Nội đặt hàng đào tạo cử nhân sư phạm theo Nghị định 116 của Chính phủ.
Trên cơ sở rà soát, đề xuất của các quận, huyện, thời gian tới dự kiến giao khoảng 697 chỉ tiêu đào tạo sinh viên sư phạm cho Trường ĐH Thủ đô và các sinh viên khi ra trường đáp ứng yêu cầu sẽ được tăng cường tuyển dụng về các cơ sở giáo dục đã đăng ký”, Phó Giám đốc Sở Nội vụ thông tin.
Bộ GD-ĐT vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố xin ý kiến về đề xuất một số chính sách đặc thù để tuyển dụng giáo viên dạy các môn học mới.
Hiện nay, Bộ GD-ĐT đang dự kiến đề xuất cho phép các địa phương thiếu giáo viên, còn biên chế nhưng thiếu nguồn tuyển dụng được tuyển dụng sinh viên, giáo viên có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm để dạy các môn học Tiếng Anh, Tin học, Nghệ thuật theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Các giáo viên này sau khi được tuyển dụng phải tham gia lộ trình nâng chuẩn để đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định tại Luật Giáo dục 2019.
Quy trình tuyển dụng đối tượng này thực hiện theo quy định của Chính phủ. Các chế độ, chính sách sau khi tuyển dụng được áp dụng các quy định của Chính phủ và Bộ GD-ĐT.
Việc tuyển dụng đối tượng này được thực hiện đến hết năm 2028, tức 2 năm trước khi kết thúc lộ trình nâng chuẩn trình độ đào tạo theo quy định tại Nghị định 71 của Chính phủ để đến năm 2030 bảo đảm trình độ chuẩn đào tạo theo Luật Giáo dục 2019.
Bên cạnh đó, trên cơ sở thực tiễn trong quá trình thực hiện các quy định hiện hành của Luật Viên chức, Luật Giáo dục 2019 và các văn bản quy phạm pháp luật về tuyển dụng, sử dụng viên chức (trong đó có viên chức ngành Giáo dục) và việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Bộ GD-ĐT đề nghị các địa phương đề xuất một số cơ chế, chính sách đặc thù trong việc tuyển dụng giáo viên Tiếng Anh, Tin học, Nghệ thuật đã đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định tại Luật Giáo dục 2019 nhằm thu hút, bổ sung nguồn tuyển dụng đối với các môn học này.
Bộ GD-ĐT sẽ nhận ý kiến đến trước ngày 24/10/2023.
Thúy Nga
" alt=""/>Hà Nội thiếu giáo viên: 'Giai đoạn thực sự khó khăn cho ngành giáo dục'Theo ông Viễn, mới đây 2 cô giáo là P.T.T.T (giáo viên Trường THCS Y Jút) và cô Đ.T.N.Tr (Trường TH Dliê Yang) làm đơn tố cáo gửi Huyện ủy Ea H'leo đề nghị làm rõ việc bị phòng GD-ĐT ra thông báo có sai phạm khi phát ngôn trên mạng và liên quan đến tín dụng đen.
"Sau khi nhận được đơn tố cáo của cô T. và cô Tr., huyện ủy đã giao cho UBKT xác minh nội dung đơn tố cáo này để có hướng xử lý", ông Viễn cho hay.
Ông Viễn cho biết ngoài việc đề nghị công an làm rõ, UBKT huyện ủy sẽ làm việc với 12 thành viên trong Hội đồng thi đua khen thưởng của huyện và Trưởng phòng GD-ĐT huyện này vì đã có thông báo kết luận 2 cô giáo có sai phạm.
Trước đó, vào ngày 29/9, ông Phạm Văn Đảng, Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Ea H'leo, đã ký thông báo danh sách các trường hợp không được đề xuất khen thưởng năm học 2022-2023, trong đó có cô T. và cô Tr.
Lý do khiến cô T. không được khen thưởng vì không chấp hành việc điều động của tổ chức về công tác cán bộ, đăng tải, chia sẻ trên Facebook thông tin gây dư luận không tốt.
Còn cô Tr. không được khen thưởng vì bị cho rằng có dư luận về việc cô liên quan đến tín dụng đen và huy động vốn trái quy định.